Tiếp thị là yếu tố đặc biệt quan trọng trong hoạt động marketing sản phẩm và thương hiệu nhằm đưa lợi nhuận và doanh số bán hàng ngày càng cao hơn. Kế hoạch chiêu thị đã giúp cho hàng loạt các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân thành công định vị được các sản phẩm của mình trên thị trường.
Tiếp thị là gì trong kinh doanh?
Tiếp thị hay còn được gọi với một cái tên khác là Marketing hoặc Promotion, đảm nhận vai trò đẩy mạnh truyền thông của sản phẩm phối hợp trực tiếp với các yếu tố sản phẩm, giá và thị trường. Các doanh nghiệp và công ty phân phối sản phẩm với số lượng lớn luôn lựa chọn phương thức này để đạt được mục tiêu trong kinh doanh.
Sự ra đời của phương hướng kinh doanh tiếp thị
Ngày trước, marketing chỉ được hiểu theo nghĩa mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhưng bắt đầu từ năm 1904, từ khóa “Tiếp thị sản phẩm” được xuất hiện lần đầu tiên tại một trường đại học ở Hoa Kỳ. Sự thay đổi bất biến của thị trường và nỗ lực của các nhà kinh doanh đã đưa định nghĩa về marketing sang một tầm cao mới.
Sự ra đời của phương hướng chiêu thị cũng từ đó mà có sức ảnh hưởng, tạo được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng công chúng khi lựa chọn sản phẩm để tiêu dùng. Phát triển từ một cầu nối trung gian giữa người bán và người mưa, chiêu thị đã biến mình trở thành trung tâm kế hoạch để định vị sản phẩm có mặt trên thị trường.
Thực chất, hoạt động Promotion là một hoạt động truyền thông và để đạt được mục tiêu người làm công tác tiếp thị phải sáng tạo và đổi mới cách để sản phẩm của mình tiếp cận với khách hàng. Mục tiêu hướng đến một sự thay đổi ngoạn mục trong sản phẩm bán ra, danh tiếng mà doanh nghiệp xây dựng trên thương trường.
Sự cần thiết của công tác tiếp thị trong kinh doanh
Tất cả những doanh nghiệp muốn sản phẩm của mình được mọi người biết đến và tìm hiểu nhiều về nó đều phải thực hiện công tác tiếp thị. Sự quan trọng của việc giới thiệu sản phẩm, tính năng, sự nổi trội và thương hiệu của công ty là rất đặc biệt, nếu bỏ qua thì doanh nghiệp không đạt hiệu quả kinh doanh trong xu thế mới.
Tính cạnh tranh của thị trường ngày càng đông đảo, vì thế luôn đòi hỏi mỗi một công ty và tập đoàn phải định hướng được tiếng tăm và sự triển vọng của mình trên thương trường. Để làm được điều đó, tiếp thị chính là công cụ được ưu tiên và là lựa chọn hàng đầu khi chủ thể muốn tiến sâu và tiến sát hơn với mục tiêu đã đặt ra.
Tiếp thị cũng được hiểu là một phương thức tập hợp giữa các yếu tố hỗ trợ cho quá trình kinh doanh như: quảng cáo, chào hàng, marketing trực tiếp, khuyến mại,… kết hợp chúng lại với nhau theo một cách hoàn thiện và chỉnh chu. Lựa chọn hình thức truyền thông phải phù hợp với sản phẩm và thị trường hướng đến ở tương lai.
Những công cụ đặc biệt trong chiến lược marketing
Khi phân tích những công cụ quan trọng trong marketing nói chung, chúng ta cần hiểu rõ vòng quy trình và đối soát của sản phẩm sẽ gồm có 4 bước: định hướng sản phẩm, quyết định về chiến lược giá, địa điểm phân phối và chiêu thị. Tiếp thị là chiến lược nằm ở giai đoạn cuối cùng trước khi sản phẩm được tung ra thị trường.
Quá trình vận động của sản phẩm trong công tác chiêu thị sẽ chịu tác động và ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác. Đầu tiên, việc quảng cáo là hoạt động truyền thông mạnh tạo ra cho sản phẩm một ấn tượng đặc biệt trong lòng khách hàng, việc đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu bằng công tác truyền thông vô cùng hiệu quả.
Giao tế và khuyến mại một trong những chính sách và đãi ngộ người cung cấp mong muốn khách hàng dành sự ưu tiên cho sản phẩm được bán ra của mình. Những khích lệ từ hoạt động tiếp thị kích thích được người mua, xây dựng kênh truyền thông tốt giúp sản phẩm mang trên mình một hình ảnh đẹp đẽ về cho thương hiệu.
Tiếp thị là xu hướng việc làm có môi trường mới
Phân phối dày đặc hàng hóa trên thị trường đã biểu hiện sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp, các đối thủ cùng đầu tư và cung cấp chung một hàng. Để tạo được định hướng riêng, tiếp thị ra đời chính là một xu hướng việc làm mới giúp cứu cánh những công ty và tập đoàn lớn kết hợp truyền thông tạo nhãn hiệu riêng.
Vai trò của ngành tiếp thị trong kinh doanh
Bằng những phân tích thực tiễn, đã chứng minh được vai trò của ngành tiếp thị trong kinh doanh là vô cùng ý nghĩa, đặc biệt quan trọng không thể thiếu. Bên cạnh đó, ngoài việc giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu còn giúp cho người tiêu dùng có thể mua hàng nhiều ưu đãi, có chọn lọc và so sánh, nhiều sản phẩm có ích cho xã hội.
Hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài nước luôn xem marketing là hình thức duy nhất, công cụ cạnh tranh hoàn hảo nhất tính đến hiện tại. Ngoài việc giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành chỉ tiêu bán hàng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh còn giúp họ có động lực thâm nhập vào thị trường mới, giữ vững thị phần cũ.
Nếu đối với doanh nghiệp hoạt động tiếp thị là công cụ cạnh tranh thì đối với khách hàng, người trực tiếp mua sản phẩm nó là phương tiện cung cấp thông tin hàng hóa một cách có chọn lọc. Sự cân nhắc và thời gian mua sắm của khách hàng sẽ giảm khi sử dụng truyền thông để tiếp cận gần đến sản phẩm được marketing sẵn.
Chức năng marketing trong truyền thông tổng hợp
Những chức năng marketing chính của tiếp thị là truyền thông tổng hợp các dữ liệu, các đặc điểm và công dụng của sản phẩm, chi tiết giá thành, nơi phân phối sản phẩm và những đánh giá của người mua trước. Giới thiệu sản phẩm đến khách hàng một cách chân thật nhất thông qua các lời chào quảng cáo thuyết phục và ấn tượng.
Chức năng khác là tạo ra sự kích thích sau khi khách hàng trải nghiệm dịch vụ marketing trên các phương tiện truyền thông. Khuyến khích được người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình và sử dụng trong lâu dài. Tiếp thị tạo sự liên kết giữa nhà sản xuất, nhà phân phối trung gian và cuối cùng là người tiêu thụ của sản phẩm.
Tố chất của Marketer có nghiệp vụ giỏi
Tố chất cần có của một người Marketer giỏi đó chính là sự sáng tạo và đổi mới trong từng khoảng thời gian sao cho việc tiếp thị luôn phù hợp với điều kiện và tình hình kinh tế. Người nắm giữ trọng trách cao cả quyết định sự thành công trong việc đưa sản phẩm đến thị trường tiềm năng bằng những quan hệ chuyên môn.
Công việc nghiệp vụ và yêu cầu kinh nghiệm của Marketer
Công việc nghiệp vụ yêu cầu của một nhà tiếp thị tài năng là phải có đủ kiến thức về thị trường, am hiểu về quy luật vận hành của sản phẩm từ đó đề ra những chiến lược xúc tiến thương mại thích hợp đến cho doanh nghiệp. Yêu cầu kinh nghiệm của ngành nghề không quá khắt khe vì bản chất của marketing là tìm kiếm sự sáng tạo.
Phương thức mà các Marketer lựa chọn để quảng bá cho sản phẩm phải được thay đổi linh động, phù hợp với thị hiếu của khách hàng và xu hướng của thị trường. Tùy vào từng loại hình sản phẩm kinh doanh mà chọn lựa để đưa ra các công cụ truyền thông hợp lý và phù hợp cho sản phẩm được tung ra tạo được ấn tượng tốt đẹp.
Xây dựng yếu tố tiếp thị truyền thông phải gần gũi và tiếp cận được với khách hàng, dù là tập trung sản phẩm ở phân khúc nhỏ hay lớn, thực hiện nhiệm vụ marketing phải thể hiện sự năng động và sáng tạo trong chuyên môn. Đảm nhận vai trò tạo động lực cho doanh nghiệp, người mua hàng để phục vụ cho nhu cầu xã hội tốt hơn.
Mức lương dành cho người làm việc trong lĩnh vực tiếp thị
So với những ngành nghề khác trong lĩnh vực kinh doanh thì người nắm giữ vai trò tiếp thị cho một tổ chức, công ty, tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn sẽ có mức lương khá cao. Sở dĩ, mức lương dành cho người làm công tác marketing luôn có ưu thế hơn bởi sự đầu tư, ý tưởng sáng tạo và kinh nghiệm làm việc của họ luôn gắt gao.
Môi trường làm việc của ngành nghề truyền thông khá căng thẳng và áp lực nhưng hầu hết những người làm marketing đều có nỗ lực đáng ngưỡng mộ, họ theo đuổi những tiêu chí của sự thành công. Doanh nghiệp luôn tìm kiếm cơ hội và đầu tư để nâng cao trình độ chuyên môn cho những nhà chiêu thị gắn bó lâu dài với công ty.
Kinh nghiệm để marketing sản phẩm hiệu quả nhất
Chia sẻ về những kinh nghiệm trong công tác tiếp thị giúp hoạt động marketing hiệu quả nhất phải đáp ứng được tiêu chí đầu tiên là xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó, tạo ra những cách thức gây ấn tượng truyền thông mạnh mẽ nhất, thiết kế sáng tạo và mang thông điệp của sản phẩm đến tay cho khách hàng.
Hoạt động và công tác của những nhà tiếp thị sẽ được khởi nguồn bằng việc khảo sát thị trường và thị hiếu của khách hàng, xem xét nguyện vọng và sản phẩm mong muốn của họ. Những hoạt động sáng tạo về truyền thông sẽ định hướng khách hàng đến sản phẩm, kích thích nhu cầu và hành vi mua hàng để hoàn thành nhiệm vụ.
Việc thiết kế ấn phẩm tạo truyền thông cho thương hiệu cũng nằm trong những kinh nghiệm giúp chiến lược tiếp thị sản phẩm có được hiệu quả vượt ngoài mong đợi. Những thông tin liên quan về sản phẩm được thể hiện trên ấn phẩm phải có sự sàng lọc, đem những ưu thế, nổi trội cho khách hàng thấy và cảm nhận được thông điệp.
Lời kết
Tiếp thị hiệu quả là đạt được thành công trong phương hướng chiến lược kinh doanh cụ thể, thông qua truyền thông sản phẩm được quảng bá đến người tiêu dùng. Sử dụng chiến lược chiêu thị một cách khoa học là thể hiện được tính sáng tạo và tố chất chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm tiềm năng.