Một trong những mô hình kinh doanh được nhiều người lựa chọn hiện nay đó là nhượng quyền thương hiệu. Thậm chí, nó còn được xem là một đề xuất khá hấp dẫn trong văn hóa khởi nghiệp bởi sự tiện lợi cũng như hiệu quả đem lại doanh thu cao của nó. Hãy cùng theo dõi các nội dung hôm nay để tìm hiểu thêm về hình thức nhượng quyền này nhé.
Nhượng quyền thương hiệu và các điều cơ bản nên biết
Ở Việt Nam hiện nay, nhượng quyền thương hiệu đang là một xu hướng khởi nghiệp được nhiều bạn trẻ lựa chọn tham gia. Vậy xu hướng này có gì hay mà chúng có những ưu điểm gì mà lại được yêu thích như vậy?
Nhượng quyền thương hiệu là làm gì?
Franchise hay còn gọi là nhượng quyền thương hiệu là một hình thức kinh doanh mà ở đó cá nhân hay tổ chức sở hữu thương hiệu cấp quyền cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng thương hiệu của mình để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận.
Hình thức nhượng quyền này được sử dụng khi bên nhượng quyền đã sở hữu thương hiệu đủ lớn và muốn mở rộng thương hiệu nhưng không đủ khả năng về tài chính và tình hình kinh doanh của thương hiệu nhượng quyền có lãi thì bên này sẽ chuyển nhượng mô hinh kinh doanh của mình cho một bên khác để cùng thực hiện.
Ưu điểm của việc nhượng quyền
Việc nhượng quyền sẽ mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp phía bên nhượng quyền và cả bên được nhận quyền. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những ưu điểm này nhé:
- Mở rộng nhận diện thương hiệu: Đây chính là ưu điểm nổi bật nhất của việc nhượng quyền. Việc làm này sẽ giúp thương hiệu của bạn được xuất hiện ở nhiều nơi hơn, tăng độ nhận diện nhanh chóng mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
- Tạo nguồn doanh thu mới: Việc nhượng quyền sẽ giúp doanh nghiệp nhận được một nguồn thu mới từ phí nhượng quyền cũng như phí bản quyền của thương hiệu.
- Xây dựng được hệ thống thương hiệu: Khi nhượng quyền, thương hiệu của bạn sẽ được mở rộng và nhân rộng hệ thống kinh doanh, giúp phát triển hệ thống phân phối và nâng cao tính đồng bộ các hoạt động trong doanh nghiệp.
Nguyên tắc khi nhượng quyền thương hiệu
Trong quá trình nhượng quyền thương hiệu, bạn cần đáp ứng đủ một số nguyên tắc cần thiết để việc nhượng quyền được diễn ra suôn sẻ và có thể tránh các rắc rối sau này. Sau đây là các nguyên tắc về nhượng quyền cần chú ý:
Đảm bảo đủ thời gian hoạt động
Thời gian hoạt động tối thiểu để một thương hiệu có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu cho một chủ thể khác là 1 năm. Trong trường hợp công dân Việt Nam nhận quyền từ bên nhượng quyền nước ngoài thì yêu cầu người đó phải có ít nhất 1 năm kinh doanh theo phương thức nhượng quyền tại Việt Nam.
Đã đăng ký kinh doanh và được cấp phép đầy đủ
Việc đăng ký kinh doanh trước khi nhượng quyền thương hiệu là rất cần thiết. Bởi nếu không đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký kinh doanh không đúng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình làm thủ tục nhượng quyền sau này.
Đặc biệt nếu cửa hàng của bạn kinh doanh khá thành công và có lãi nhưng đó chỉ là một hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp doanh thì việc mở rộng phạm vi cũng như góp vốn khi nhượng quyền sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng phần nào.
Đã được đăng ký bản quyền
Đây là một việc làm cực kỳ quan trọng khi tham gia nhượng quyền. Có 2 trường hợp xảy ra sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của bạn khi nhượng quyền. Thứ nhất, thương hiệu của bạn có thể sẽ bị ăn cắp và đăng ký trước, bạn sẽ buộc phải mua lại thương hiệu đăng ký trước hoặc tạo mới một thương hiệu khác.
Thứ hai, đăng ký thương hiệu không kịp thời. Quá trình cấp phép cho thương hiệu thường kéo dài khá lâu. Chỉ mỗi việc chờ duyệt hồ sơ thôi đã có thể kéo dài đến 24 tháng và trong quá trình xét duyệt cũng có thể sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Vậy nên bạn cần đăng ký thương hiệu sớm để tránh các rắc rối khi nhượng quyền sau này.
Tổng hợp các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay có 5 hình thức nhượng quyền phổ biến và được áp dụng nhiều đó là nhượng quyền công việc, nhượng quyền sản phẩm, nhượng quyền mô hình kinh doanh, nhượng quyền đầu tư và nhượng quyền chuyển đổi. Hãy cùng theo dõi nội dung sau để rõ hơn về các hình thức này cũng như những ưu điểm của chúng.
Nhượng quyền công việc
Đây là hình thức nhượng quyền không cần có quá nhiều vốn và bên nhận quyền theo hình thức này thường sẽ là một cá nhân muốn bắt đầu kinh doanh và họ cần phải mua thêm các trang thiết bị, sản phẩm… để có thể làm việc.
Ngoài ra, với hình thức này bên nhận quyền còn phải đảm bảo sẽ hoàn thành tốt công việc. Đây là hình thức thường thấy ở các đại lý vé máy bay, du lịch, dịch vụ, lắp đặt, bất động sản, tổ chức sự kiện…
Nhượng quyền sản phẩm
Với hình thức này bên nhận quyền sẽ được giao trách nhiệm phân phối các sản phẩm của thương hiệu nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ được thương hiệu nhượng quyền cấp phép về việc sử dụng thương hiệu cũng như phân phối sản phẩm nhưng chỉ cung cấp một phần quyền lợi chứ không cung cấp hết hoàn toàn.
Hình thức nhượng quyền này được áp dụng nhiều nhất trong việc phân phối các loại sản phẩm lớn và có giá trị cao như ô tô, máy tính, điện thoại, xe máy , xe đạp, các thiết bị về công nghệ cao…
Nhượng quyền mô hình kinh doanh của thương hiệu
Đây là hình thức bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền mô hình kinh doanh của thương hiệu. Đồng thời bên phía thương hiệu chính thức cũng sẽ đầu tư và hướng dẫn bên nhận quyền vận hành thương hiệu sao cho hiệu quả cũng như hỗ trợ bên nhận quyền trong việc marketing sản phẩm.
Với hình thức nhượng quyền thương hiệu này, các kế hoạch chi tiết cũng như quy trình hoạt động sẽ được cung cấp đầy đủ và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra còn có thể cung cấp việc đào tạo, chuyển giao công nghệ, công thức cho bên nhận quyền. Đây là hình thức thường thấy ở các chuỗi nhà hàng, khách sạn, bán lẻ, quán cà phê, trà sữa…
Nhượng quyền đầu tư
Hình thức nhượng quyền này thường sẽ được áp dụng với các dự án có quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư cao nhưng một doanh nghiệp không thể đảm nhận. Và các bên nhận quyền sẽ cùng hợp tác góp vốn chung với nhau và cùng tham gia vào đội ngũ quản lý và vận hành, lợi ích nhận được cũng sẽ được chia theo tỉ lệ đầu tư ban đầu.
Nhượng quyền chuyển đổi
Với hình thức nhượng quyền này, bên nhận quyền sẽ đầu tư hoặc tham gia quản lý trực tiếp các chi nhánh thương hiệu có sẵn. Tức là bên nhượng quyền đã có các chi nhánh hoạt động hiệu quả và có mục tiêu mở rộng thương hiệu nên chuyển các chi nhánh hoạt động ổn cho bên nhận quyền để tập trung phát triển các chi nhánh khác.
Một số phương pháp nhượng quyền thương hiệu
Như đã nói ở trên thì hiện nay phương pháp nhượng quyền kinh doanh thương hiệu được sử dụng khá rộng rãi nhưng có chắc bạn đã thực sự hiểu biết đúng và đủ về các phương pháp này hay chưa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về một số phương pháp nhượng quyền TH để hiểu rõ hơn.
Nhượng quyền toàn diện
Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu mà bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho bên nhận quyền trọn gói các quyền thương hiệu. Tức bên thương hiệu sẽ cung cấp cho bên nhận quyền các thông tin về hệ thống kinh doanh, mô hình, chiến lược kinh doanh, cách điều hành… và quy trình sản phẩm nếu đó là doanh nghiệp sản xuất.
Ngoài ra, bên nhận quyền còn có thể được hỗ trợ marketing, huấn luyện, đào tạo nhân viên, tư vấn và hỗ trợ về các vấn đề hay gặp phải, được chuyển giao công nghệ, và một số bí mật kinh doanh khác…
Nhượng quyền không toàn diện
Với hình thức nhượng quyền này, bên nhận quyền sẽ được chuyển nhượng để quản lý và điều hành một mảng nào đó của thương hiệu như phân phối sản phẩm, marketing và tiếp thị sản phẩm, quyền sử dụng hình ảnh thương hiệu…
Khi thực hiện phương pháp nhượng quyền này phía thương hiệu sẽ không được phép can thiệp quá nhiều vào hoạt động của bên nhận quyền mà chỉ có thể theo dõi, giám sát các hoạt động đã được chuyển nhượng.
Nhượng quyền có tham gia quản lý chung
Phương pháp nhượng quyền này thông thường sẽ được áp dụng cho các chuỗi thương hiệu thuộc mảng F&B hoặc các chuỗi nhà hàng khách sạn. Với phương pháp này, bên phía thương hiệu sẽ cử người đến bên được giao quyền để điều hành và quản lý cùng với họ đồng thời cũng để giám sát hiệu quả kinh doanh.
Nhượng quyền thương hiệu có đầu tư vốn
Với phương pháp nhượng quyền này, ngoài chuyển giao quyền quản lý thương hiệu bên phía thương hiệu cũng sẽ đầu tư một số tiền cho bên được giao quyền để nâng cao tiếng nói của phía thương hiệu.
Phương pháp này sẽ phù hợp cho các thương hiệu muốn mở rộng và thâm nhập vào một thị trường mới nhưng không có đủ các điều kiện phù hợp. Và cách làm như thế này sẽ giúp cho thương hiệu có thể dễ dàng tìm hiểu thêm về thị trường mới.
Lưu ý quan trọng cần ghi nhớ
Đối với việc nhượng quyền hoặc nhận nhượng quyền thương hiệu thì để có thể hoạt động hiệu quả cũng như giảm bớt rủi ro khi làm việc thì bạn cũng cần phải chú ý nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề sau:
Thứ nhất, dù bạn là bên nhận quyền hay bên nhượng quyền thì trước khi làm việc bạn cũng cần phải tìm hiểu và nắm rõ các thông tin của đối phương. Bạn sẽ không muốn trong lúc làm việc lại phát hiện đối tác của mình có vấn đề và vấn đề đó khó giải quyết. Lúc này, sẽ rất khó để bạn tách ra.
Thứ hai, trong quá trình ký kết hợp đồng chuyển nhượng, cả hai bên cần phải thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản như phí nhượng quyền, vốn đầu tư, các quy định về cấp phép, vận hành và sử dụng thương hiệu…
Cuối cùng, một vấn đề không kém phần quan trọng đó chính là bên nhận quyền cần phải thỏa thuận rõ ràng với bên nhượng quyền về các yêu cầu bắt buộc trong công tác quản lý trước khi ký hợp đồng để tránh bất đồng sau này.
Kết luận
Có thể thấy nhượng quyền thương hiệu là một hoạt động khá hiệu quả trong việc giúp các thương hiệu đạt được các mục tiêu mong muốn một cách nhanh hơn mà không cần tốn quá nhiều tài nguyên. Hy vọng sau hôm nay các bạn đã có thể hiểu hơn về hình thức kinh doanh này cũng như tìm được hướng đi phù hợp cho thương hiệu của mình.