Chiến lược tiếp thị ngày nay đã không còn xa lạ với chúng ta, nó mang tính dài hạn và luôn hướng đến tương lai. Một chiến lược tốt phải hội tụ đầy đủ các yếu tố để tiếp cận đến khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể. Nếu bạn cũng có hứng thú với chiến lược tiếp thị thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin bổ ích đến với bạn!
Chiến lược tiếp thị mới nhất năm 2022
Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, nhu cầu của con người càng tăng cao rõ rệt. Các chiến lược tiếp thị cũng từ đó mà trở nên phổ biến và xuất hiện dày đặc hơn. Năm 2022, một số chiến lược hiệu quả được đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng:
Nhìn vào thương hiệu thay vì mua sản phẩm
Ngày nay, khách hàng là những người tiêu dùng thông minh và hiểu biết tri thức cao. Đi theo xu hướng ngày càng phát triển, họ không còn quá chú ý vào giá cả của sản phẩm mà thay vào đó là thương hiệu, giá trị, chất lượng mà sản phẩm hay dịch vụ đó mang lại.
Điều này hoàn toàn có thể dễ dàng giải thích được lý do vì sao hầu hết người tiêu dùng lại lựa chọn mua các thương hiệu nổi tiếng và xuất hiện từ lâu đời, vì họ có thể chắc chắn được những giá trị độc đáo và riêng biệt mà thương hiệu đó mang lại qua nhiều thập kỷ xuất hiện trên thị trường.
Một ví dụ điển hình dễ dàng hiểu được trong lĩnh vực công nghệ, hai thương hiệu Samsung và Apple luôn là hai thương hiệu bán chạy và được yêu thích nhất không chỉ vì nó nổi tiếng về chất lượng và thiết kế mà còn quan trọng hơn cả là “thương hiệu” nổi tiếng.
Tập trung vào chất lượng – Chiến lược tiếp thị ổn định
Điều quan trọng để đạt được các thành công về chiến lược tiếp thị hiệu quả chính là bạn cần biết được khách hàng của bạn là ai và nhu cầu của họ đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Từ đó, hãy cải tiến và phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp theo mục đích tiêu dùng của khách hàng.
Và để có thể xây dựng được lòng tin tưởng của khách hàng đối với chất lượng sản phẩm hay sự lan truyền rộng rãi một sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp có thể tìm kiếm những KOL uy tín hàng đầu để trải nghiệm và đưa ra nhìn nhận sản phẩm hoặc cho khách hàng trải nghiệm miễn phí…
Hiện nay phương thức này khá phổ biến trên mạng xã hội và được khá nhiều người tin tưởng. Bởi ai cũng muốn nhìn thấy một sản phẩm qua trải nghiệm của một người tiêu dùng để xem nó có xứng đáng để họ bỏ tiền ra hay không.
Khách hàng luôn được đặt đầu tiên
Có nhiều câu nói về vấn đề khách hàng vẫn luôn là “thượng đế”. Điều này không thể phủ định bởi khách hàng cần được tôn trọng và khi họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Người tiêu dùng mới chuyển từ hành vi tiêu dùng sang trở thành khách hàng trung thành về một sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào đó. Đây là điều vô cùng quan trọng mà chiến lược marketing 2022 cần ghi nhớ.
Chú ý vào những việc quan trọng như cải thiện chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ và đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên môn cao. Đối với những khách hàng sử dụng sản phẩm lần đầu, bên cạnh chất lượng mang đến, dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt sẽ chiếm được vị trí cao trong lòng họ.
Một ví dụ dễ hiểu, khi bạn mua một món hàng và bạn được nhận kèm theo một tấm thiệp cảm ơn và một món quà nhỏ như vài gói kẹo hay một các kẹp tóc, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Hãy so sánh với một gian hàng khác bán cùng mặt hàng với chất lượng như nhau và khi bạn mua sản phẩm, bạn chỉ nhận được đúng sản phẩm đó mà không có quà tặng kèm, bạn sẽ cảm thấy bên nào chăm sóc khách hàng tốt hơn?
Giữa hai cửa hàng có cùng sản phẩm, cùng giá cả và cùng chất lượng. Một bên chăm sóc khách hàng chu đáo và một bên chỉ quan tâm đến số lượng doanh thu, bạn sẽ quay lại lần hai ở đâu?
Điều gì tạo nên sự thành công của chiến lược tiếp thị?
Sự thành công của một thương hiệu không phải do may mắn tìm đến, cũng không phải tự nhiên mà có. Để có được thành công bền vững và lâu dài, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các yếu tố như:
Chiến lược tiếp thị về một sản phẩm
Những bước đầu tiên để xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển mạnh mẽ là đảm bảo rằng thương hiệu cung cấp một sản phẩm đủ chất lượng để tiếp thị. Trước khi bạn bắt đầu liên kết với chiến lược truyền thông, bạn cần có các yếu tố tự tin rằng sản phẩm được tạo ra sẽ phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
Nếu khách hàng không muốn mua sản phẩm, họ chỉ muốn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Lúc này bạn phải tự hỏi và tìm ra các vấn đề mà sản phẩm có thể giải quyết cho khách hàng là gì. Làm thế nào sản phẩm giải quyết cuộc sống của khách hàng tốt hơn? Trả lời được những yêu cầu này sẽ giúp bạn xác định đúng phương hướng và tìm ra thông điệp để quảng bá sản phẩm của mình.
Đối tượng mục tiêu hướng đến
So sánh việc sản phẩm cần được tạo ra nhằm mục đích phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chiến lược truyền thông sản phẩm cũng nên thu hút người xem. Để làm điều này, doanh nghiệp cần thực sự hiểu về các cá nhân trong đối tượng truyền thông.
Thương hiệu có thể xuất phát từ việc thực hiện các nghiên cứu để thu thập thông tin về đối tượng truyền thông nhắm tới như: Tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính, tình trạng hôn nhân, giáo dục.
Thông điệp truyền tải
Thương hiệu luôn tạo các điều kiện gần gũi hơn với khách hàng. Chính vì thế truyền tải thông điệp là một trong những chiến lược tiếp thị quan trọng mà doanh nghiệp cần đặt lên hàng đầu.
Theo Customer Thermometer đã cho biết, 57% người tiêu dùng đặt niềm tin vào thương hiệu khi họ kết nối cảm xúc với một thương hiệu đó và cảm xúc đó được xây dựng thành công thông qua thông điệp mà thương hiệu đã truyền tải.
Chiến lược tiếp thị hướng đến con người
Một chiến lược tiếp thị sản phẩm muốn thành công phải đòi hỏi nỗ lực từ rất nhiều cá nhân. Tuy nhiên, việc kiểm soát nhiều đội ngũ phát triển là nhiệm vụ khá là gian nan.
Những nhà tiếp thị sản phẩm cần phải có sự liên kết chặt chẽ giữa kỹ thuật, bán hàng, tiếp thị và phòng ban phát triển sản phẩm. Họ cần phải hợp nhất và cộng tác hại với nhau và đảm bảo mọi người đều cùng hướng đến mục tiêu chung là phát triển thương hiệu.
Tất cả những gì thương hiệu cần làm là cung cấp lộ trình sản phẩm, cung cấp bản tóm tắt về toàn bộ kế hoạch tiếp thị sản phẩm và hướng dẫn nhóm thực hiện quy trình. Với thông tin này, thương hiệu sẽ dễ dàng duy trì khả năng hiển thị trong toàn bộ dự án và đảm bảo mọi người liên quan đều biết chuyện gì đang xảy ra.
Xúc tiến bán hàng
Theo CEB, 58% người tiêu dùng đã thử một nhãn hiệu mới trong ba tháng qua mà họ thậm chí không biết cách đây một năm. Vì những thương hiệu này đã đầu tư vào quảng cáo nên khách hàng đã tìm đến họ.
Do đó, chương trình quảng cáo của thương hiệu cần truyền tải đúng thông điệp đến đúng người vào đúng thời điểm, khi họ cần sản phẩm. Nếu thương hiệu thực hiện nghiên cứu khách hàng và thiết lập tính cách người mua, thì các chương trình khuyến mãi không khó. Thời gian cũng quan trọng.
Ngoài việc nghiên cứu đối tượng, các thương hiệu cũng nên tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ thị trường. Cần chắc chắn rằng công ty có một thị trường sản phẩm tiềm năng và phù hợp với việc tung sản phẩm ra thị trường đúng thời hạn để có hiệu quả nhất.
Phân tích chiến lược tiếp thị
Viện Tiếp thị Chartered phát hiện ra rằng chỉ 48% nhà tiếp thị đo lường nhất quán các chỉ số phi tài chính về thương hiệu, mức độ liên quan của khách hàng và thành công. Tuy nhiên, các thương hiệu chắc chắn không thể phát triển và cải thiện từ những sai lầm trong quá khứ nếu không phân tích các thước đo truyền thông.
Sau khi thương hiệu thực hiện kế hoạch quảng bá và ra mắt sản phẩm, đội ngũ tiếp thị cần xem xét và phân tích những điểm thành công và những mặt còn cần cải thiện. Tập trung vào việc theo dõi các số liệu chính như số lần nhấp vào email, gửi biểu mẫu trang web, phạm vi tiếp cận, chia sẻ và chuyển đổi. Nếu có thể, hãy điều chỉnh chiến lược xây dựng thương hiệu của bạn khi chiến dịch tiến triển.
Các phương thức triển khai chiến lược marketing
Khi triển khai một chiến lược tiếp thị, phải đưa ra được các phương thức tiếp thị hướng tới mục tiêu chung là tăng doanh số bán hàng ở mức cao nhất. Một số cách thức triển khai chiến lược tiếp thị được trình bày cụ thể như sau:
Phân khúc trên thị trường chiến lược tiếp thị
Thị trường của một công ty được chia thành nhiều phân khúc khác nhau. Các phân khúc được tạo nên sẽ gồm các nhóm khách hàng cùng sở thích, cùng nhu cầu hay cùng sống trong một khu vực nào đó. Điều này giúp công ty tiết kiệm được phần lớn tài nguyên và công sức của mình thay vì phải thực hiện chiến lược tiếp thị đối với từng khách hàng riêng lẻ.
Nhắm vào mục tiêu
Chiến lược tiếp thị nhắm vào mục tiêu là xác định rõ mục tiêu các phân khúc hấp dẫn trên thị trường và lập kế hoạch hướng đến mục tiêu cố định đó làm cho phân khúc ngày càng trở nên hấp dẫn. Phân khúc này phải mang về lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời, các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho phân khúc phải đảm bảo nhu cầu và thị hiếu của khách hàng.
Chiến thuật quảng cáo của chiến lược tiếp thị
Các chiến thuật thương mại đa phần sẽ hướng đến việc quảng cáo hình ảnh một sản phẩm hay một dịch vụ. Sử dụng chiến thuật một cách thông minh để mang về lợi ích và tiết kiệm hiệu quả nguồn ngân sách quảng cáo cho doanh nghiệp.
Có thể dùng nhiều phương thức chiến thuật khác nhau như sản phẩm khuyến mãi, truyền thông mạng xã hội, triễn lãm, phòng quan hệ công chúng,… nhằm tăng mức độ phổ biến ngày càng lên cao.
Kết luận
Nội dung trên đã cung cấp khá đầy đủ các thông tin về chiến lược tiếp thị trên thị trường hiện nay. Ngoài ra cũng giúp bạn hiểu rõ hơn xu hướng tiếp thị năm nay và các cách thức tạo nên sự thành công của một chiến lược từ một doanh nghiệp. Chúc bạn tiếp thu được những kiến thức bổ ích từ nội dung chúng tôi đã nêu trên.