Kinh tế thị trường là gì? Vốn là câu hỏi nhận được khá nhiều sự thắc mắc của các bạn sinh viên hay cộng đồng những người có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế, để giải đáp được thắc mắc trên thì đọc giả hãy theo dõi bài viết phía dưới đây nhé.
Một số điều cần biết về nền kinh tế thị trường
Để có thể hiểu rõ một cách chi tiết và hiểu sâu hơn về bản chất của nền kinh tế thị trường thì sau đây đọc giả sẽ được cung cấp một số thông tin về định nghĩa cũng như là tại sao lại có sự xuất hiện của định nghĩa này nhé.
Nền kinh tế thị trường mang định nghĩa như thế nào?
Để hiểu một cách ngắn gọn và súc tích về định nghĩa này thì đọc giả có thể nghĩ như sau, nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế mà ở đó có sự hiện diện, xuất hiện cũng như là tồn tại của nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu.
Tuy nhiên những thành phần tổ chức hay loại hình tổ chức kinh tế này sẽ đều có quyền để tham gia, vận động cũng như là phát triển dưới một môi trường cạnh tranh có các quy tắc ràng buộc về quyền bình đẳng cũng như là tính ổn định của cơ cầu thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường thì sẽ có sự tác động qua lại giữa người mua cũng như là người bán dựa trên quy luật cung và cầu để từ đó số lượng hàng hóa sẽ được xác định rõ cũng như xác định được dịch vụ hiện có trên thị trường.
Trong cơ cấu hình thành của nền kinh tế thị trường sẽ có rất nhiều loại hình khác nhau, một số cái tên tiêu biểu có thể kể đến đó chính là kinh tế thị trường tự do, xã hội, định hướng xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa và tư bản nhà nước.
Tại sao lại có sự ra đời của định nghĩa trên?
Xuyên suốt lịch sử vận hành và phát triển quá trình sản xuất của xã hội loài người thì việc trao đổi hàng hóa đã diễn ra hằng thế kỷ và dần đã trở thành một quy luật trong đời sống, chính quy luật này đã là những viên gạch nền tảng tạo nên sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường.
Để có thể hình thành và làm trọn vẹn quá trình trao đổi thì trước đó sẽ có các vấn đề liên quan đến việc sản xuất, quy luật cung và cầu, chính những quy luật này sẽ tác động và ảnh hưởng một cách trực tiếp đến cách điều tiết nền kinh tế.
Khi đã nắm được quy luật này rõ ràng thì việc đi theo cơ chế điều tiết kinh tế của xã hội sẽ giúp ta đạt được nhiều thành quả như đã mong muốn, chính vì vậy mà ngày nay đã có rất nhiều nước áp dụng mô hình này vào trong việc quản lý kinh tế.
Vậy nền kinh tế thị trường có ý nghĩa như thế nào ?
Và có thể nói một cách đầy tự tin rằng sự ra đời của kinh tế thị trường là một trong những thành tựu quan trọng và mang tính bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nhân loại.
Chính sự ra đời của nó đã có những đóng góp cực kỳ to lớn cho sự phát triển bền vững của nền văn minh xã hội loài người, ngoài ra chính nó cũng thúc đẩy được quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như là tăng mạnh năng suất lao động.
Đặc điểm của kinh tế thị trường bao gồm những gì?
Ngày nay với sự phát triển cực kì chóng mặt của xã hội, điều này vô hình chung đã tạo ra một sức ép khiến cho nền kinh tế thị trường cũng phải chuyển mình theo một hướng hiện đại hơn, tuy nhiên nó vẫn giữa lại cho mình những đặc tính cơ bản như sau.
Đầu tiên và cơ bản nhất đó chính là nền kinh tế này đó chính là phải có sự xuất hiện của đầy đủ các loại thị trường, điều đó bao gồm nguồn lực và nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ và điều quan trọng là các loại thị trường đó phải cùng nhau phát triển trên cơ chế bình đẳng và công bằng.
Điều thứ hai cũng quan trọng không kém đó chính là nguyên tắc sở hữu tài sản cũng như một số quyền liên quan đến quyền sở hữu tài sản cũng phải được xác định một cách rõ ràng và được đặt trong sự bảo vệ có độ tin cậy cao.
Điều kế đây cũng là điều được mọi người khá chú ý đó là tất cả các loại thị trường phải cạnh tranh trên nền tảng giữ vững được sư công bằng, nếu vi phạm nguyên tắc này thì sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế.
Và điều cuối cùng đó chính là tất cả các loại thị trường trong nền kinh tế chung phải sở hữu sự độc lập về mặt pháp lý cũng như liên tục có sự đổi mới để đa dạng về loại hình sản xuất và co thể tự chủ trong quá trình kinh doanh của chính mình.
Ưu điểm của nền kinh tế này là gì?
Một trong những ưu điểm lớn nhất của loại hình kinh tế thị trường đó chính là làm tăng động lực để các doanh nghiệp có thể tăng cường sản xuất tạo ra nguồn cung bởi vì nếu như nhu cầu của thị trường cao hơn lượng cung ứng thì doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận cao.
Dựa vào quy luật trên mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn nơi mà cơ sở sản xuất của họ đặt được lợi nhuận cao nhất từ đó sẽ đổ dồn nguồn lực sản xuất cũng như gia tăng quy mô từ đó cho phép họ thu về tỷ suất lợi nhuận cao hơn những nói khác.
Ngoài ra nền kinh tế này cũng sẽ làm gia tăng thêm tính đa dạng của thị trường bởi vì nó sẽ buộc các doanh nghiệp liên tục đổi mới cũng như là phát triển để từ đó có thể đáp ứng được sự thay đổi liên tục trong nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó thì ưu điểm của nền kinh tế này sẽ giúp cho thị trường trở nên chất lượng cũng như ổn định hơn, bởi vì một khi ai không đáp ứng được yêu cầu của nói thì sẽ lập tức bị đào thải từ đó tạo ra một nguồn lực kinh tế có chất lượng cao.
Ngoài ra loại hình kinh tế này còn sẽ góp phần trong sự gia tăng cho nền kinh tế nước nhà bởi vì nó sẽ thông qua sự tiếp xúc, trao đổi cũng như là chuyển giao công nghệ qua lại giữa các nước.
Các mặt hạn chế còn sót lại của nền kinh tế này
Tuy nhiên loại hình kinh tế này cũng có những điểm hạn chế của riêng nó, thứ nhất về vấn đề phân bổ nguồn lực thì đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội.
Những người nắm ưu thế trong quá trình sản xuất sẽ ngày càng có nhiều của cải tài sản hơn từ đó củng cố được vị trí cũng như địa vị của mình, trong khi những người làm công ăn lương đến cuối cùng sẽ chẳng có gì trong tay.
Chính điều này sẽ dẫn đến sự phân chia giai cấp trong xã hội bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chính sự phân chia này nhiều lúc cũng sẽ gây ra những mâu thuẫn không đáng có giữa các giai cấp với nhau.
Bên cạnh đó nếu như xuất hiện tình trạng không có sự cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì những người có tiềm lực mạnh sẽ dần thâu tóm cũng như là điều khiển nền kinh tế theo ý muốn của mình từ đó họ sẽ chi phối được cả nền kinh tế của một đất nước.
Bên cạnh đó khi liên tục kích cung lên đến một mức nào đó thì lượng cung sẽ lớn hơn lượng cầu từ đó sẽ gây ra những hậu quả kinh khủng cho doanh nghiệp chẳng hạn có thể kể đến như khủng hòa dư thừa, thất nghiệp và thậm chí là cả sự gia tăng của phần trăm lạm phát.
Lời kết
Kinh tế thị trường là một trong những định nghĩa rất có ích đối với sự phát triển nền kinh tế của doanh nghiệp cũng như là đất nước, nếu như biết áp dụng những quy tắc cũng như đặc điểm của nền kinh tế thị trường thì việc đạt được thành công trong lĩnh vực kinh tế sẽ không quá khó khăn.