Nhân viên bán hàng hiện nay vẫn được định nghĩa rằng một công việc có lẽ được hiểu là dễ làm và dễ kiếm thu nhập nhất. Tuy nhiên, trải qua sự tác động và phát triển của xã hội hiện đại đã khiến nhiều người định nghĩa lại về công việc này. Vậy yếu tố làm đã thay đổi những suy nghĩ và quan điểm ban đầu của con người. Cùng tìm hiểu rõ các thông tin dưới bài viết sau đây nhé!
Nhân viên bán hàng cần hội tụ yếu tố gì?
Nhân viên bán hàng không hẳn là một công việc đơn giản mà ai cũng có thể kiên trì lâu dài. Để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, bạn phải hội tụ đầy đủ các yếu tố cần có sau đây:
Suy nghĩ tích cực
Cụm từ này luôn xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống không chỉ riêng trong công việc, câu nói là lời động viên đến tất cả những người thuộc nhiều lứa tuổi hay nhiều tầng lớp khác nhau.
Suy nghĩ tích cực trong công việc có thể giúp bạn định rõ mục tiêu, thái độ đối với sản phẩm hay dịch vụ đang bán và giúp vực dậy tinh thần những lúc bạn cảm thấy bất lực trong công việc khi không thể hoàn thành đủ doanh số đặt ra.
Suy nghĩ một cách tích cực cũng sẽ mang đến sức khỏe tốt hơn về thể chất lẫn về tinh thần. Nó không chỉ góp phần hoàn thành mục tiêu của bạn mà còn giúp bạn đứng vững tâm thế trong một môi trường kinh doanh khá khắc nghiệt, đầy rẫy những cạm bẫy và gian nan. Suy nghĩ bi quan chỉ khiến bước chân của bạn chùn lại, không dám đối mặt với thách thức đi đến thành công.
Bạn không thể cứ xin nghỉ chỉ vì mệt mỏi và áp lực nếu muốn trở thành một trong những nhân viên bán hàng giỏi và chuyên nghiệp. Vì vậy, giữ một tinh thần ổn định và sức khỏe tốt là điều vô cùng quan trọng.
Nhân viên bán hàng phải biết giao tiếp tốt
Đối với những người làm công việc bán hàng, kỹ năng giao tiếp tốt là điều nhất định phải có và vô cùng quan trọng. Không phải chỉ nằm ở việc giao tiếp, nói chuyện tốt với khách hàng qua khung chat, tư vấn qua điện thoại mà quan trọng nhất vẫn nằm ở những cuộc gặp mặt, tư vấn trực tiếp tại cửa hàng.
Kỹ năng giao tiếp tốt cũng không phải chỉ cần bạn biết cách nói chuyện, lắng nghe ý kiến nhận định của khách hàng cũng là điều quan trọng, qua đó hiểu được mong muốn, yêu cầu để phục vụ khách hàng của mình một cách chu đáo và hiệu quả nhất.
Đây cũng là phẩm chất tốt đẹp cần có của một nhân viên nếu muốn thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp. Không chỉ chiều lòng khách hàng, thúc đẩy doanh thu, bạn còn phải tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp hay những người có kinh nghiệm. Từ đó, học hỏi được nhiều điều hay trau dồi để ngày càng hoàn thiện bản thân trở nên tốt nhất.
Sự tự tin – Yếu tố cần có của nhân viên bán hàng
Nếu quyết định làm công việc nhân viên bán hàng dài lâu thì bạn cần phải rèn luyện sự tự tin ngay từ bắt đầu. Khi giới thiệu về công ty và sản phẩm mà mình kinh doanh một cách tự tin sẽ giúp lấy được sự tin tưởng đối của khách hàng, đặc biệt khi họ là những đại lý và có ý định mua đơn hàng với số lượng lớn.
Để hoàn thành nhiệm vụ một nhân viên bán hàng thực sự, bạn cần tích lũy cho mình một vốn kiến thức cần thiết về dịch vụ và sản phẩm của công ty mà mình đang bán, việc hiểu biết sản phẩm cũng giúp bạn nói chuyện một cách tự tin với đối phương mà không lo ngại lời nói có đúng hay không.
Nếu bạn là người hướng nội, hãy xin những kinh nghiệm của đồng nghiệp để đúc kết và học hỏi nhằm nâng cao khả năng giao tiếp một cách tự tin hơn. Bạn cũng có thể đọc thêm sách hay học những khoá học kỹ năng mềm trong cuộc sống, đây là một ý kiến nên cân nhắc.
Kiến thức về sản phẩm
Bất kể công ty bạn đang kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ như thế nào. Nắm rõ các kiến thức của từng sản phẩm là một yêu cầu bắt buộc đối với một nhân viên bán hàng, không cần biết đã có kinh nghiệm hay chưa. Đặc biệt, khi bạn có mục tiêu thăng tiến trong sự nghiệp, đây là yếu tố căn bản phải có.
Khi đã nắm rõ kiến thức về từng sản phẩm thì bạn mới có thể giải đáp các thắc mắc, đưa ra các lựa chọn phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu mà khách hàng đặt ra. Nếu lỡ may khách hàng đặt ra một vấn đề nào đó nhưng bạn lại không có đủ kiến thức để giải đáp thì khả năng cao đơn hàng này không thể bán được và sẽ rất đáng tiếc nếu mức lương của bạn được tính theo mức hoa hồng của sản phẩm.
Nhân viên bán hàng cần có kỹ năng lãnh đạo
Đừng quan tâm khi bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhân viên bán hàng. Thời gian làm việc lâu dài sẽ cho bạn thấy kỹ năng lãnh đạo là hết sức cần thiết. Khả năng lãnh đạo có thể ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh sẽ là tiền đề quyết định sự thăng tiến trong công việc của bạn.
Lãnh đạo không đơn giản qua việc nói cho người này nên làm như thế nào, người kia nên làm ra sao. Kỹ năng lãnh đạo thường kết hợp với giao tiếp tốt để tạo mối quan hệ tích cực đến những người xung quanh. Một người lãnh đạo giỏi phải biết quan tâm và hiểu tâm lý nhân viên và tạo dựng đưa họ đến những mục tiêu đúng đắn.
Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp là yếu tố cần có trong tất cả các ngành nghề bất kể từ thấp bé hay đến to lớn. Nhưng đối với nghề bán hàng, một nghề phát triển nhanh chóng và đầy những thách thức sẽ đạo đức nghề nghiệp sẽ càng quan trọng.
Đạo đức nghề nghiệp phụ thuộc vào những thứ mà bạn đưa vào công việc và đặt ra câu hỏi rằng bạn có hài lòng với điều đó hay không. Nếu công việc là một nhân viên bán hàng mang lại sự hài lòng cho bạn hay mang những niềm vui thì việc nuôi dưỡng đạo đức nghề nghiệp sẽ không hề khó khăn như bạn nghĩ.
Thái độ học hỏi, cầu tiến cao
Dù chỉ là một nhân viên nhưng vẫn có rất nhiều điều bạn cần phải học hỏi và trau dồi thêm. Học từ các kiến thức thông tin sản phẩm, các quy định nhân viên, phong cách bán hàng và thái độ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng một cách tận tình. Do đó, giữ cho bản thân một thái độ cầu tiến và sẵn sàng học hỏi là điều vô cùng tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải tự rèn luyện tính tự giác và khả năng tự học của bản thân. Không phải lúc nào cũng tìm kiếm những điều chưa biết từ người khác, tự tìm tòi học hỏi sẽ khiến bạn dễ nắm chắc kiến thức hơn.
Bạn học hỏi dễ dàng hơn qua chữ viết hay hình ảnh? Bạn tiếp thu qua lời nói hay tự đọc nhanh hơn? Trả lời được câu hỏi đó sẽ giúp bạn tìm ra phương thức học tập phù hợp với bản thân mang lại hiệu suất trau dồi kiến thức một cách cao nhất có thể.
Các cơ hội thăng tiến cho nhân viên hiện nay
Theo một cuộc khảo sát với gần 1.700 nhà quản trị cao cấp trong các công ty thuộc Fortune 500. Kết quả cho thấy rằng có 31.2% trong số 1.700 quản trị viên này trải qua thời gian dài làm nhân viên bán hàng.
Một trong những lý do làm cho nhiều người quản trị cấp cao xuất thân từ nghề bán hàng là nhân viên bán hàng thành công được huấn luyện để giao tiếp và thuyết phục khách hàng.
Họ hiểu rằng để thành công cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng mỗi ngày. Những kỹ năng của người nhân viên ngành này tiếp tục được duy trì khi họ bước lên trên bậc thang doanh nghiệp, mang đến cho họ nhiều cơ hội thăng tiến.
Thực tế cho thấy, nhân viên nghề bán hàng có các khả năng chọn lựa để trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, hướng đến mục tiêu vị trí quản trị và cuối cùng là chuyển từ công việc bán hàng sang chức vụ quản trị của công ty. Khi bắt đầu nghề bán hàng này, bạn có thể:
- Khả năng thứ nhất là xây dựng sự nghiệp với tư cách là một nhân viên bán hàng.
- Khả năng thứ hai là thăng tiến hơn vào ngành quản trị bán hàng.
Thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu đầu tiên tuỳ thuộc vào từng công ty và từng ngành sẽ có sự khác biệt tương đối. Tên chức danh của bạn có thể là giám đốc khu vực hay các chức vụ cao cấp khác nhưng đều có một nhiệm vụ chung là quản lý và kiểm soát nhân viên của mình.
Nhân viên bán hàng hiện nay có mức lương bao nhiêu?
Theo các tìm kiếm và đã thống kê ra, mức lương trung bình mà một nhân viên bán hàng nhận được hàng tháng sẽ nằm ở mức hơn 7.5 triệu đồng. Trong đó, mức lương trung bình thấp nhất sẽ rơi và khoảng 3.7 triệu đồng và mức lương cao nhất sẽ lên đến 20 triệu đồng. Đây là những con số đã được hệ thống tính lương tra cứu giúp bạn dễ dàng nắm bắt được thông tin của một nhân viên trong nghề này.
Ngoài các mức lương được tính trung bình ở trên, công cụ lương còn nêu rõ mức lương phổ biến hiện nay mà một nhân viên làm trong ngành bán hàng có thể nhận được sẽ nằm trong hai mức từ 5 đến 7 triệu đồng và từ 7 đến 10 triệu đồng.
Bạn cũng có thể chạm tay tới mức lương trên 30 triệu đồng nhưng điều này khá khó, đòi hỏi bạn phải là một nhân viên thâm niên và dày dặn kinh nghiệm, biết nhiều thủ thuật, bí quyết tăng doanh số bán hàng ở mức cao nhất.
Ngoài ra vẫn có các mức lương khá thấp chỉ từ 1 đến 3 triệu đồng hoặc mức lương khá cao khoảng từ 15 đến 20, 20 đến 30 triệu đồng, tất nhiên trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm nghề nghiệp nhân viên bán hàng là gì và cần có những yếu tố gì. Nếu bạn thực sự muốn trở thành một nhân viên bán hàng xuất sắc, hãy xem kỹ nội dung trên sẽ có nhiều thông tin có ích đối với bạn.