Thị trường hàng hóa hiện nay cực kỳ đa dạng và đang rải rác ở khắp mọi nơi trên thế giới, thông thường nó sẽ tập trung đông đúc ở một số quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Đến nơi đây, mọi người sẽ ngay lập tức cảm nhận được bầu không khí nhộn nhịp, sôi nổi khi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa những đối tượng cung và cầu.
Thị trường hàng hóa bao gồm những thứ gì?
Thị trường hàng hóa chứa vô vàn yếu tố khác nhau, được chia cụ thể thành thị trường vật lý và thị trường ảo. Nếu đào sâu vào từng ngõ ngách của các loại thị trường này, các bạn sẽ phát hiện ra nó còn tồn tại đa dạng các mảng hơn nữa, đồng thời để phát hiện ra nó một cách dễ dàng, người ta thường căn cứ vào những điều cơ bản sau đây:
Căn cứ trực tiếp vào công dụng của hàng hóa
Các sản phẩm hàng hóa bao giờ cũng được tạo ra để phục vụ cho nhu cầu của con người và thông thường dựa vào công dụng người ta hay sắp xếp nó vô thị trường tư liệu sản xuất hoặc thị trường tư liệu sử dụng. Thị trường tư liệu sản xuất gồm các sản phẩm như: trang thiết bị máy móc, nhiên liệu, thực phẩm,…. Còn thị trường tư liệu sử dụng tồn tại những loại sản phẩm như: lương thực, giày dép, thuốc chữa bệnh,….
Căn cứ vào nguồn sản phẩm xuất ra thị trường hàng hóa
Hàng hóa hiện nay được bày bán rộng rãi trên thị trường đến từ các nguồn cung ứng khác nhau, nhưng đôi khi khách hàng khó lòng biết cách phân biệt hoặc nhận diện ra. Vậy nên, để đơn giản hóa mọi thứ giúp mọi người có thể tinh ý hơn trong quá trình lựa chọn sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày, người ta thường dựa vào nguồn sản xuất và chia ra hai thị trường như sau:
- Thị trường hàng hoá công nghiệp: là những sản phẩm đã trải qua quá trình khai thác hoặc chế biến từ các xí nghiệp, nhà máy.
- Thị trường hàng hoá nông nghiệp: bao gồm nông, lâm và hải sản, là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.
Căn cứ vào nơi sản xuất ra các mặt hàng
Ngày nay, quá trình thương mại hóa đang được nhà nước chú trọng đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ nhằm đưa nền kinh tế phát triển vượt bậc, sớm hội nhập vào đường đua quốc tế. Thị trường hàng hóa từ đó cũng mở rộng hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của hầu hết người tiêu dùng, đồng thời nó được chia cụ thể ra làm hai loại như:
- Hàng sản xuất nội địa: là sản phẩm do các công ty, doanh nghiệp trong nước đầu tư và sản xuất ra, nhưng vẫn hướng theo tiêu chuẩn quốc tế để có thể đủ điều kiện xuất khẩu sang nước ngoài.
- Hoàng nhập ngoại: là sản phẩm được nhập khẩu nguyên si từ nước ngoài do nguồn cung trong nước chưa đủ hoặc công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu nên không thể sản xuất ra.
Tìm hiểu chi tiết khái niệm về thị trường hàng hóa
Có thể các bạn đã từng rất nhiều lần nghe thấy ở đâu đó cái tên thị trường hàng hóa nhưng chưa chắc đã hiểu rõ nó là gì hay ở nó tồn tại những thứ như thế nào. Theo các nguồn tin chính thống trên những bài báo uy tín thì người ta thường định nghĩa thị trường hàng hóa là một thị trường vật lý hoặc thị trường ảo, chuyên tổ chức hoặc diễn ra các hoạt động kinh doanh, buôn bán.
Tại đây, các bạn sẽ nhìn thấy mọi người bày bán các sản phẩm, mặt hàng đa dạng, từ những loại sản phẩm thô cho tới dịch vụ. Theo số liệu thống kê gần nhất, hiện nay trên thế giới đang có sự góp mặt của khoảng 50 thị trường hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại diễn ra sôi nổi, nhộn nhịp, giúp sản phẩm đến gần hơn với tầm tay khách hàng.
Bên cạnh đó, người ta còn chia các loại hàng hóa thành hai phạm trù riêng biệt, bao gồm hàng hóa cứng và hàng hóa mềm. Hàng hóa cứng là tài nguyên thiên nhiên như: vàng, bạc, dầu mỏ, cao su,…. Còn hàng hóa mềm là các sản phẩm nông nghiệp như: ngô, khoai, sắn, cà phê, thịt lợn, rau củ,….
Phân loại cụ thể các thị trường hàng hóa hiện nay
Trong thế gian này, mọi thứ luôn vận động và thay đổi không ngừng, nó thiên biến vạn hóa một cách bất thình lình chứ không hề có quy luật nào cả. Vậy nên khi đứng ở các phương diện khác nhau, các bạn sẽ thấy được thị trường hàng hóa cũng phân ra thành các nhánh khác nhau và thông thường để xác định được nó, người ta hay căn cứ vào các yếu tố dưới đây.
Dựa vào hình thái vật chất mọi người đem ra trao đổi
Thị trường hàng hóa: là hình thái thị trường mà các sản phẩm hàng hóa đem ra trao đổi đều tồn tại dưới dạng hiện vật hoặc hữu hình. Trong khái niệm rộng lớn này lại bao hàm thêm hai thị trường nhỏ hơn là thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường hàng tiêu dùng.
Thị trường dịch vụ: là hình thái thị trường mà các sản phẩm đem ra trao đổi không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể. Nó được sinh ra để thỏa mãn một số nhu cầu của con người như: chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, du lịch, di chuyển,….
Dựa vào số lượng và vị trí mua bán trong thị trường hàng hóa
Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: là hình thái thị trường mà ở đó có sự giao thương, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp giữa những kẻ mua và người bán. Ở đó, họ tập trung rất đông đảo nên mỗi người chỉ chiếm một vị trí vô cùng nhỏ bé trong việc góp phần hình thành lên nó. Bởi vậy, nó thay đổi như thế nào đều là do quan hệ cung cầu ở từng giai đoạn quyết định.
Bên cạnh đấy, thị trường hoàn hảo còn được biết đến với tính cạnh tranh cực kì gay gắt nên mọi sản phẩm tham gia vào, phải đảm bảo đúng độ đồng nhất theo yêu cầu ban tổ chức đưa ra. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược thông minh để sớm hoàn thành mục tiêu số lượng sản phẩm bán ra.
Thị trường độc quyền: là hình thái thị trường được sinh ra khi mỗi bên chỉ có duy nhất một người bán và một người mua. Ở trong thị trường này, thông thường người mua sẽ hay phải chịu thiệt do người bán dễ dàng kiểm soát, chi phối và lũng đoạn, đồng thời đẩy giá thành sản phẩm lên rất cao hòng mục đích thu về mức lợi nhuận khủng.
Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thái thị trường xuất hiện sự xen kẽ, phân tầng giữa cạnh tranh với độc quyền. Sự không hoàn hảo bắt nguồn từ các yếu tố như: chi phí sản xuất, uy tín nhãn hiệu hàng hóa, chế độ bảo hộ mậu dịch,….
Tác dụng thường thấy ở thị trường mua bán hàng hóa
Thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa ra đời, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu người mua một cách kịp thời và nhanh chóng. Từ đó, khắc phục tích cực tình trạng thiếu việc làm dẫn đến tỉ lệ người thất nghiệp gia tăng ở một số quốc gia đang phát triển.
Ở thị trường này, các công ty, doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh gay gắt để có thể tồn tại nên họ cần cực kì trau chuốt cho mỗi sản phẩm mình xuất bán ra bên ngoài. Điều này giúp các mặt hàng ngày càng trở nên đa dạng, có nhiều mẫu mã khác nhau để khách hàng thỏa sức lựa chọn.
Yếu tố tạo nên giá trị sản phẩm trên thị trường hàng hóa
Năng suất lao động: đây là yếu tố đầu tiên cũng như quan trọng nhất cấu thành nên giá trị hàng hóa. Nó dựa vào khoảng thời gian để chế tạo và hoàn thiện một sản phẩm. Chính vì thế, khi năng suất lao động tăng đồng nghĩa với việc số lượng sản phẩm cũng tăng lên tương ứng.
Cường độ lao động: là mức độ hao phí được xác định trên một đơn vị thời gian, nó là yếu tố ảnh hưởng vô cùng lớn đến giá trị hàng hóa. Cường độ lao động tăng thì số lượng sản phẩm tăng nhưng giá trị hàng hóa được giữ nguyên, còn nếu cường độ lao động kéo dài sẽ gây ra tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, dẫn đến kết quả là không đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm khiến giá thành sụt giảm nghiêm trọng.
Mức độ phức tạp của lao động: mang đến khá nhiều ảnh hưởng tới giá trị của hàng hóa, nó đa phần được chia thành hai dạng lao động là lao động phức tạp và lao động đơn giản.
Những đặc trưng cơ bản của khái niệm giá trị hàng hóa
Trong thực tế, một loại hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng khác nhau và nó cao hay thấy còn phụ thuộc rất lớn vào người trực tiếp đứng ra phân phối. Vì họ biết cách kết hợp vốn hiểu biết cùng sự tinh tế, thông minh, nhạy bén để đánh trúng vào tâm lý khách hàng.
Hiện nay, xã hội đang trên đà phát triển mạnh mẽ nên xuất hiện vô vàn công ty, doanh nghiệp cung cấp cùng một loại sản phẩm. Bởi thế khiến nó ngày càng đa dạng, phong phú, giúp khách hàng có thêm nhiều trải nghiệm và lựa chọn, làm giá trị sử dụng của hàng hóa ngày càng có xu hướng tăng cao.
Thuộc tính của sản phẩm trên thị trường hàng hóa
Giá trị trao đổi: là số lượng sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta có thể có được nhờ đem một thứ cụ thể nào đó ra để đổi lấy. Nó có mối quan hệ mật thiết với yếu tố thời gian và địa điểm bởi không phải ở đâu hay vào thời gian nào giá trị hàng hóa cũng được đảm bảo ở mức cao hay đi theo đúng sự mong mỏi của người bán.
Giá trị sử dụng: cho thấy hàng hóa chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được con người dùng vào đúng mục đích hoặc công việc cụ thể của họ.
Kết luận
Thị trường hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước, nó giúp mọi người có cuộc sống khấm khá hơn nhờ vào việc mua bán, trao đổi sản phẩm mình tạo ra.