Tra cứu nhãn hiệu là một bước tiến hành không thể thiếu trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật để tránh các vấn đề phát sinh liên quan. Có rất nhiều việc cần phải quan tâm để tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác nhất hiện nay.
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu hiện nay là một bước quan trọng không thể thiếu và phải thực hiện trước khi đăng ký thương hiệu nhưng vẫn còn một số người không biết ý nghĩa của thuật ngữ kinh tế này.
Thuật ngữ tra cứu nhãn hiệu được hiểu một cách đơn giản chính là một khâu quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay.
Điều này nhằm tránh các trường hợp liên quan phát sinh sau này của việc đăng ký thương hiệu. Vì vậy, mọi người đều cần phải tìm hiểu và quan tâm để biết được thuật ngữ này có nghĩa là gì để có thể tiến hành và làm đúng theo quy trình tránh các sai sót, rủi ro đảm bảo hoàn thành công việc một cách suôn sẻ.
Phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký thương hiệu
Việc tra cứu nhãn hiệu là một việc làm cơ bản và quan trọng nhất trước khi đăng ký thương hiệu. Lý do là để tránh các trường hợp trùng lặp về nhãn hiệu, hạn chế mất thời gian cũng như các chi phí phát sinh đi kèm và kiểm tra xem liệu nhãn hiệu dự định đăng ký có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hay không.
Tránh trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký
Đây là một lý do hiển nhiên và dễ hiểu nhất trong số những lý do cho việc phải tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký thương hiệu. Trước khi đăng ký thương hiệu, cần phải xem xét, đánh giá nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký có trùng lặp hay tương tự dễ gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký trước hay không.
Sau khi tra cứu, các cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể dựa vào kết quả mà đánh giá được khả năng bảo hộ của nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký để có thể có những điều chỉnh phù hợp nhằm tuyệt đối tránh việc trùng lặp hoặc tương tự với các nhãn hiệu của nhóm hàng hóa, dịch vụ, vv…
Nếu xuất hiện một hoặc một vài nhãn hiệu giống hoặc dễ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu dự định đăng ký trong Đăng bạ quốc gia Nhãn hiệu hàng hóa, các cá nhân và doanh nghiệp bắt buộc phải chỉnh sửa và thay đổi để đảm bảo hoàn toàn khả năng phân biệt nhãn hiệu của mình với các nhãn hiệu đã được bảo hộ trước đó.
Nhờ đó mà nhãn hiệu dự định đăng ký của những doanh nghiệp và các cá nhân riêng lẻ sau khi chỉnh sửa và điều chỉnh phù hợp sẽ có thể đạt được khả năng chấp thuận cao nhất khi đăng ký thương hiệu sau này.
Tiết kiệm thời gian và các chi phí đi kèm có thể phát sinh
Với quy định của pháp luật Việt Nam ban hành hiện nay, đơn đăng ký thương hiệu sau khi được nộp vào cục sở hữu trí tuệ sẽ được tiến hành vào quá trình thẩm định về mặt hình thức và nội dung.
Hiện nay, nếu các thủ tục thẩm định và xét duyệt diễn ra thuận lợi và không có bất cứ sai sót nào xảy ra thì tổng thời gian dự kiến cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ mất từ 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời gian thực tế theo kinh nghiệm thực tiễn của các chuyên gia thì phải mất từ 16 tháng đến 18 tháng để đơn đăng ký nhãn hiệu được thẩm định nội dung kể từ ngày đăng Công báo. Để thiết kế và xây dựng nên một thương hiệu khác biệt và độc đáo, người chủ phải đầu tư rất nhiều chi phí nhân lực và thời gian.
Việc tra cứu trước khi đăng ký sẽ giúp các doanh nghiệp và cá nhân tăng phần trăm cơ hội đăng ký thành công trong thời gian ngắn nhất và ít chi phí nhất để tránh trường hợp nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ sau thời gian dài thẩm định.
Vì vây, doanh nghiệp cũng như các cá nhân riêng lẻ có thể hạn chế chi phí cũng như thời gian để tập trung hơn vào các hoạt động quan trọng và nắm bắt lấy các cơ hội kinh doanh khác.
Vì giai đoạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu rất dài nên việc tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký sẽ giúp chủ đơn vừa bảo hộ thành công nhãn hiệu mà còn vừa tiết kiệm chi phí, thời gian cho mình.
Tránh việc xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ
Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho doanh nghiệp cũng như các cá nhân và tránh trùng lặp với các nhãn hiệu đã được đăng ký thì lý do phải tra cứu thương hiệu trước khi đăng ký thương hiệu đó chính là không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
Việc tra cứu trước khi đăng ký sẽ giúp chủ đơn nắm rõ và kiểm tra được thông tin về nhãn hiệu mà mình dự định đăng ký có xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu đã được đăng ký bởi các chủ thể khác hay không.
Tùy vào từng trường hợp, những doanh nghiệp và các cá nhân riêng lẻ có thể đưa ra những hành động hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của mình tốt nhất dựa theo tính chất cũng như mức độ nghiêm trọng của sự việc có ảnh hưởng như thế nào.
Cần tránh việc xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ là vì việc phát triển và quảng bá một sản phẩm mang nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu bởi chủ thể khác là điều hoàn toàn gây bất lợi cho chính bản thân doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho các đối thủ kinh doanh.
Điều này rất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị khởi kiện hay nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Cách thức tra cứu nhãn hiệu chính xác nhất hiện nay
Có rất nhiều cách để tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác nhất hiện nay mà những doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể áp dụng nhưng đặc trưng nhất chính là tra cứu online và tra cứu với sự trợ giúp của các chuyên viên.
Tra cứu nhãn hiệu online là cách tra cứu dễ dàng thực hiện
Những doanh nghiệp và các cá nhân riêng lẻ có thể thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu có thể thực hiện một cách dễ dàng thông qua mạng Internet. Để tra cứu online, bạn có thể nộp đơn thông qua thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish.
Nói một cách dễ hiểu thì thư viện số về sở hữu công nghiệp trên nền tảng WIPO Publish là một công cụ giúp tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp do tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới kết hợp cùng với cục sở hữu trí tuệ xây dựng nên.
Đầu tiên, bạn chỉ cần truy cập địa chỉ của WIPO Publish và chọn ngôn ngữ tiếng Việt tại hộp thoại ngôn ngữ. Sau đó, hãy chọn màn hình tra cứu chuyên sâu bằng cách nhấn vào chữ “Sáng chế”, “Kiểu dáng”, “Nhãn hiệu” hoặc nhấn vào các số tương ứng phía dưới những dòng chữ này rồi chọn “Trợ giúp” để đọc hướng dẫn sử dụng.
Tiếp theo, để tra cứu nhãn hiệu bạn có 4 trường để nhập từ khóa tra cứu là “Số đơn”, “Nhãn hiệu”, “Chủ đơn”, “Phân loại Nice” ở chế độ mặc định. Bạn có thể chọn bổ sung thêm các trường tra cứu ở bên lề phía bên trái bằng cách tích vào biểu tượng ô vuông. Sau đó, trường tương ứng sẽ xuất hiện trên màn hình tra cứu.
Tra cứu nhờ sự trợ giúp của các chuyên viên
Tra cứu nhãn hiệu theo hình thức này được hiểu đơn giản là việc tra cứu sẽ được thực hiện với sự trợ giúp của các chuyên viên của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để tiến hành tra cứu theo hình thức này, các khách hàng sẽ ủy quyền cho một tổ chức đại diện quyền sở hữu trí tuệ và làm việc với một chuyên viên.
Sau đó sẽ tiến hành gửi hồ sơ để tra cứu cho chuyên viên rồi họ sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của cục sở hữu trí tuệ Việt Nam với hình thức tra cứu này, kết quả tra cứu có khả năng đánh giá được trên 90% cơ hội được bảo hộ của nhãn hiệu.
Những lưu ý gì cần quan tâm khi tra cứu nhãn hiệu?
Vì việc tra cứu trước khi đăng ký rất quan trọng nên các doanh nghiệp cũng như các cá nhân cần quan tâm đến một vài lưu ý khi tra cứu để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.
Bạn cần phải phân loại các nhóm nhãn hiệu để tra cứu tránh mất thời gian. Bên cạnh đó, chủ đơn là các doanh nghiệp và cá nhân cần phải mở rộng phạm vi tra cứu không chỉ ở nước chủ đơn đăng ký mà ở mọi nước xuất khẩu tiềm năng nhằm tránh các nguy cơ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của các chủ thể khác sau này.
Chi phí hỗ trợ việc tra cứu hiện nay có đắt không?
Chi phí hỗ trợ việc tra cứu nhãn hiệu là một vấn đề được các doanh nghiệp và chủ thể khác quan tâm trước khi tiến hành thực hiện. Dù việc tra cứu này là một khâu quan trọng trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dựa theo pháp luật hiện hành nhưng chi phí của việc này hiện nay không hề đắt.
Việc nhờ các chuyên viên và sự trợ giúp từ những chuyên gia có kinh nghiệm trong vấn đề này là điều phổ biến hiện nay được những doanh nghiệp và các cá nhân ưa chuộng. Lý do là vì chi phí hỗ trợ việc tra cứu hiện nay không hề đắt và tốn kém quá mức mà chỉ tốn dưới 3.000.000 đồng/ nhãn.
Kết luận
Tra cứu nhãn hiệu là việc làm rất cần thiết và phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp lớn, nhỏ hoặc các cá nhân riêng lẻ cần phải quan tâm và thực hiện trước khi đăng ký thương hiệu. Nếu không thể tự tiến hành, bạn có thể nhờ các trung tâm liên quan hoặc luật sư để nhờ cậy giúp đỡ.